Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

6 cách nuôi dạy con được khoa học chứng minh đủ tiêu chuẩn

Thêm một nguyên tắc nuôi dạy con đó là cha mẹ tranh cãi trước mặt con cái không có gì xấu – nếu trẻ trực tiếp nhìn thấy cách hai người lớn giải quyết tranh cãi. Nếu có khúc mắc với

Không phải là những kinh nghiệm truyền tai nhau mà những nguyên tắc và kĩ năng nuôi dạy con này đã được nhiều nghiên cứu khoa học hết sức ủng hộ.
1. Khen ngợi nỗ lực của trẻ, không khen trẻ thông minh

Hãy dành lời khen tặng cho việc mà trẻ có thể dễ dàng kiểm soát – cho phần nỗ lực mà trẻ dùng để làm việc đó. Điều này dạy cho trẻ biết kiên trì, bền bỉ và rằng sự tiến bộ luôn là điều có thể đạt được thông qua quá trình cố gắng thực hiện.

Bạn đang muốn tìm hiểu về cách nuôi dạy con để giúp các bé hình thành nhân cách tốt ngay từ nhỏ, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, chế độ dinh dưỡng cho trẻ và phương pháp thai giáo cho bà bầu. Hãy đến với cách Nuôi Con của chúng tôi, để mang đến những điều tốt nhất cho con mình

Trong cuốn “NurtureShock: New Thingking about Children”, hai tác giả Po Bronson và Ashley Merryman viết: “Nhấn mạnh vào nỗ lực của trẻ giúp trẻ có được một lựa chọn mà chúng hoàn toàn đủ khả năng kiểm soát. Trẻ sẽ nhận ra chính bản thân mình là người kiểm soát được thành công của mình. Nhấn mạnh trí thông minh bẩm sinh khiến trẻ không có được sự kiểm soát đó và hơn thế, nó còn không đem lại lợi ích gì cho trẻ trong việc phản ứng trước thất bại”.

Nhưng khen ngợi quá nhiều cũng có thể trở thành vấn đề. Nếu sự kiên trì của một đứa trẻ chỉ dựa trên những phần thưởng như khen ngợi thì khi “những lời có cánh” không còn nữa, nỗ lực của trẻ cũng sẽ dừng lại. Điều tốt nhất nên làm là gì? Bạn hãy khen ngợi trẻ tùy nơi tùy lúc. Quan trọng là sự củng cố gián đoạn. Não sẽ học được rằng những khoảng thời gian khó chịu hoàn toàn có thể vượt qua.

2. Đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc

Mất một giờ ngủ sẽ làm giảm trí thông minh của trẻ học lớp 6 xuống ngang với trí thông minh của trẻ học lớp 4. Nói cách khác, một học sinh lớp 6 hơi thiếu ngủ sẽ thể hiện như một học sinh lớp 4 trên lớp. Nhiều nghiên cứu khẳng định, ảnh hưởng của giấc ngủ thực sự có thể đo đếm được. Cứ mỗi 1 giờ thiếu ngủ tương đương với việc bị mất đi 2 năm trưởng thành và phát triển về nhận thức. Cha mẹ cần chú ý điều này khi nuôi dạy con.

Nếu tình trạng thiếu ngủ kéo dài, nó có thể gây ra những vấn đề nan giải. Hiện tượng hay cáu kỉnh, gắt gỏng ở tuổi thiếu niên thực sự do thiếu ngủ triền miên gây ra. Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết: rắc rối liên quan tới giấc ngủ trong những năm định hình có thể là thủ phạm cho những thay đổi vĩnh viễn trong cấu trúc não trẻ dưới dạng những tổn thương. Thậm chí, rất có thể những đặc điểm đặc trưng trong thời niên thiếu như tâm trạng thay đổi thất thường, trầm cảm, sự thèm ăn quá đà về bản chất đều là triệu chứng của thiếu ngủ mạn tính.


Bên cạnh đó, ngủ quá muộn vào cuối tuần cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe của trẻ. Theo nghiên cứu, thức khuya vào hai ngày cuối tuần khiến sụt giảm 7 điểm IQ – tương đương với hậu quả của tình trạng phơi nhiễm chì. Một điều tra trên 3.000 học sinh cấp 3 ở Rhode Island cũng cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa giấc ngủ và điểm số. Học sinh nhận được điểm A trung bình ngủ nhiều hơn 15 phút so với học sinh đạt điểm B. Tương tự với trường hợp học sinh đạt điểm B và điểm C.

3. Nuôi dạy con thành thật

Nói với trẻ rằng sự thật khiến bạn vui, chứ không phải một câu trả lời đẹp đẽ, phù hợp, bạn sẽ có nhiều cơ hội được trẻ chia sẻ sự thật hơn.

Nếu bạn nói với con: “Mẹ sẽ không buồn đâu nếu con nhìn trộm bài bạn. Và nếu con nói thật cho mẹ biết, mẹ sẽ cảm thấy thực sự vui mừng”, nó sẽ đem lại hiệu quả lớn. Bởi đây là một lời đề nghị cho thấy bạn hoàn toàn hiểu ai cũng có khả năng làm điều xấu đồng thời lại đưa ra con đường rút rõ ràng để trẻ trở về với con đường đúng.

Một mẹo nhỏ giúp trẻ thành thật hơn là dùng câu nói: “Mẹ đang định hỏi con một câu hỏi. Nhưng trước khi mẹ hỏi, con sẽ hứa với mẹ là nói thật chứ?”. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết câu hỏi này tất nhiên đều nhận được câu trả lời đồng ý từ trẻ. Lời hứa nói sự thật thực sự giúp trẻ giảm 25% khả năng nói dối.


4. Trẻ cần các quy tắc

Trẻ trở nên hoang dã và vướng vào rắc rối phần lớn do cha mẹ không đề ra các quy tắc hay tiêu chuẩn. Đó là những phụ huynh yêu thương và luôn chấp nhận cho dù đứa trẻ đó có làm gì đi chăng nữa. Nhưng trẻ lại coi việc thiếu quy tắc là dấu hiệu cho thấy cha mẹ không thực sự quan tâm tới mình.

Những phụ huynh đặt ra quy tắc nền tảng và kiên trì củng cố chúng thuộc nhóm cha mẹ ấm áp nhất khi đối xử với con. Họ thường xuyên trò chuyện với con cái. Và con họ cũng thuộc nhóm trẻ ít nói dối nhất. Điểm mấu chốt là họ đưa ra một số quy tắc trong vài lĩnh vực ảnh hưởng quan trọng nhất định và luôn giải thích vì sao lại cần quy tắc đó. Họ trông chờ con mình sẽ tuân thủ quy tắc. Trong những khía cạnh khác của đời sống, họ luôn ủng hộ quyền tự quyết của con, cho phép trẻ tự do đưa ra quyết định của riêng chúng. Theo nghiên cứu, thay vì giấu cha mẹ 12 vấn đề khác nhau thì con của những phụ huynh đề ra nguyên tắc rõ ràng chỉ giữ cho riêng mình 5 chuyện không muốn nói.

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn nên làm một Mẹ Hổ. Phụ huynh kiểm soát con quá nhiều sẽ khiến trẻ cảm thấy buồn chán. Và những đứa trẻ buồn chán thì dễ sa đà vào rượu chè, ma túy.

5. Tranh luận với lứa tuổi teen là bình thường – và mang lại lợi ích

Mâu thuẫn ở mức vừa phải với trẻ ở độ tuổi teen giúp tạo ra sự thích nghi tốt hơn là không làm gì cả. Tiến sĩ Judith Smetana thuộc Đại học Rochester, trưởng nhóm nghiên cứu về teen, xác nhận rằng, xét về lâu dài, mâu thuẫn vừa phải với cha mẹ (trong thời kỳ trưởng thành) có liên quan tới khả năng thích nghi tốt hơn trong đời sống thay vì duy trì quan hệ không mâu thuẫn hoặc thường xuyên mâu thuẫn.

Hơn 3/4 teen-girl cảm thấy tranh cãi với mẹ giúp củng cố mối quan hệ mẹ con. Chỉ có 23% teen-girl cho rằng những cuộc tranh cãi đó làm xấu quan hệ mẹ con. Quan niệm của teen về những tranh cãi với cha mẹ thực sự khá phức tạp. Họ coi đó là cách để nhìn cha mẹ theo một cách mới mẻ.

6. Tranh cãi trước mặt trẻ có thể tốt

Thêm một nguyên tắc nuôi dạy con đó là cha mẹ tranh cãi trước mặt con cái không có gì xấu – nếu trẻ trực tiếp nhìn thấy cách hai người lớn giải quyết tranh cãi. Nếu có khúc mắc với nhau và vợ chồng bạn lại đề nghị con đi chỗ khác trước khi vấn đề được giải quyết, đó mới là việc làm không tốt.

Một nghiên cứu cho thấy, khi đoạn băng ghi lại một màn “đấu đá” của 2 phụ huynh dừng lại giữa chừng, nó tác động rất tiêu cực tới tâm trạng trẻ. Nhưng nếu trẻ được phép xem hết đoạn băng với kết cục mâu thuẫn được hóa giải, trẻ lập tức bình tĩnh trở lại.

Cuộc tranh cãi có thể thực sự rất căng thẳng nhưng chỉ cần nó được giải quyết thì trẻ vẫn cảm thấy ổn. Tất nhiên, điều cần đặc biệt chú ý là cuộc tranh cãi phải không bị đẩy tới mức quá đáng, những lời miệt thị, xúc phạm đối phương cần tuyệt đối tránh và mâu thuẫn được giải quyết trong tình cảm. Như thế, cảm giác an toàn của trẻ sẽ được cải thiện. Hành vi xã hội của trẻ cũng nhờ đó, được tăng cường. Bài học quan trọng nhất mà trẻ sẽ rút ra sau khi có cơ hội chứng kiến màn mẫu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn của cha mẹ là: Không thể tránh khỏi bất đồng, nhưng cách hóa giải mới là điều đáng nói.

Cách nuôi dạy con gái mẹ phải nắm hết tất cả tâm lý con

Nếu bạn có con gái, hãy để cho con tự do giãi bày, chia sẻ về chuyện bạn bè, trường lớp, người thân.

Một bé gái xinh xắn, ngoan ngoãn, lễ phép, biết cách cư xử đúng mực là điều mơ ước của các bà mẹ có con gái. Điều này không tự nhiên có, mà là cả một quá trình giáo dục lâu dài từ lúc con còn bé. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cách nuôi dạy con gái như thế nà
Dạy con gái biết giá trị của sự đồng cảm
Ông bà ta thường khuyên rằng, hãy đối xử với người khác như cách bạn muốn người ta đối xử với bạn. Đó cũng là điều mà các mẹ nuôi dạy con gái 5 tuổi nên biết. Khi con có hành động nào không đúng với bạn bè, hãy cho con suy nghĩ xem người bạn đó sẽ nghĩ như thế nào trước hành động của con, và đặt con vào tình huống bị người ta đối xử như vậy thì con sẽ làm gì. Như thế bé sẽ dễ dàng nhận ra hành động sai trái của mình và khắc phục.

Làm thế nào để nuôi con ngoan là cả một nghệ thuật, các bậc phụ huynh hãy kiên nhẫn chỉ dạy con từ những điều nhỏ nhất, bé sẽ tiếp thu từ từ và sớm thay đổi.

Thường xuyên trò chuyện cùng con gái
Nếu bạn có con gái, hãy để cho con tự do giãi bày, chia sẻ về chuyện bạn bè, trường lớp, người thân. Từ đây, bạn sẽ hiểu con hơn, biết được những suy nghĩ và nội tâm của con. Như thế tình cảm giữa mẹ và con sẽ trở nên gần gũi, con cảm thấy không cô đơn khi lúc nào cũng có mẹ bên cạnh.

Một trong những cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam là các mẹ hãy vẽ cho con một tình huống khó xử nào đó mà con có thể gặp trong cuộc sống và cho con tự xử lý như thế nào. Nên lồng bài học vào mỗi câu chuyện như thế, bé sẽ nhớ nhanh hơn.

Làm gương cho con
Trẻ vốn có tính bắt chước, hay học theo những gì diễn ra xung quanh mình. Vậy nên, để nuôi dạy con gái nên người, bản thân các mẹ hãy làm gương cho con. Luôn có những hành động đẹp trước mặt trẻ, đối xử chan hòa với mọi người, bao dung độ lượng là những gì mà các mẹ nên làm.

Hãy nói những lời yêu thương
Bạn đang muốn tìm hiểu về cách nuôi dạy con để giúp các bé hình thành nhân cách tốt ngay từ nhỏ, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, chế độ dinh dưỡng cho trẻ và phương pháp thai giáo cho bà bầu. Hãy đến với cách Nuôi Con của chúng tôi, để mang đến những điều tốt nhất cho con mình

Một đứa trẻ sống tình cảm thì xung quanh nó phải luôn tồn tại những lời yêu thương. Vì thế, cha mẹ hãy luôn trò chuyện cùng con với những tình cảm chân thành nhất. Hơn nữa, cha mẹ cũng nên thể hiện sự ngọt ngào với nhau để con cái luôn được sống trong bầu không khí tình cảm trọn vẹn nhất.

Trên đây là một số phương pháp dạy con hiệu quả, các mẹ đang có con gái hay chuẩn bị làm mẹ thì hãy đọc tham khảo nhé.

Cách dạy con thành công giúp bạn trở thành cha mẹ thông minh

Biết cách quản lý cảm xúc sẽ giúp mối quan hệ của bố mẹ và con cái tốt đẹp hơn


Không phải ai cũng có thể trở thành một phụ huynh hoàn hảo và thấu hiểu con mọi điều. Cách dạy con của mỗi người dù có khác nhau nhưng suy cho cùng, bố mẹ đều muốn con ngoan ngoãn và hạnh phúc.
Tùy từng giai đoạn phát triển của con, mà bố mẹ cần áp dụng những kỹ năng nuôi dạy con khác nhau. Tuy nhiên, một số kỹ năng dưới đây là cần thiết nhất của bậc bố mẹ thông minh.

Nhận biết các vấn đề an toàn
Bố mẹ có khả năng dự đoán những nguy hiểm có thể xảy với con trong các tình huống. Đồng thời bạn luôn muốn con mình được trải nghiệm cuộc sống bên ngoài và làm quen với những nguy hiểm ấy. Cách này không chỉ giúp con rèn luyện khả năng xử lý tình huống, mà còn chỉ cho con cách tự vệ và ý chí kiên cường để vượt qua khó khăn, thử thách.

Do đó, bố mẹ nên cân nhắc những nguy hiểm có thể “chấp nhận được” để thử thách con mình. Những hậu quả tự nhiên xảy ra với kết quả an toàn giúp trẻ có kỹ năng đưa ra quyết định tốt nhất.
Bạn đang muốn tìm hiểu về cách nuôi dạy con để giúp các bé hình thành nhân cách tốt ngay từ nhỏ, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, chế độ dinh dưỡng cho trẻ và phương pháp thai giáo cho bà bầu. Hãy đến với cách Nuôi Con của chúng tôi, để mang đến những điều tốt nhất cho con mình

Đừng “dại dột” thương con bằng cách tạo cho chúng một vỏ bọc vững chắc. Chúng sẽ không dám bước ra khỏi đó nếu không có bố mẹ. Điều này chỉ làm con thêm hèn nhát và thụ động trong cuộc sống.

Làm gương
lam-guong
Làm gương là một kỹ năng cần thiết giúp trẻ quan sát và học hỏi những điều tốt từ bạn

Hơn ai hết, bố mẹ phải là người làm gương cho con. Bởi những gì bạn dạy đi ngược với hành động bạn làm sẽ khiến trẻ cảm thấy mất niềm tin.
Trẻ nhỏ rất hay nhìn vào những việc người lớn thể hiện và bắt chước, điều này tồi tệ hơn, nếu đó là các thể hiện xấu, kém văn minh. Do đó, làm gương là một kỹ năng cần thiết giúp trẻ quan sát và học hỏi những điều tốt từ bạn.

Đặt ra các giới hạn phù hợp
Đặt ra những giới hạn là cách để bố mẹ quản lý các hoạt động của con trẻ. Điều này quan trọng khi con cái đếntuổi dậy thì. Giới hạn phù hợp đồng nghĩa với các nguyên tắc rõ ràng, có cách xử lý khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ.

Đặt giới hạn từ việc nhỏ nhất như giờ giấc đi chơi, đi ngủ, những bạn bè được quyền giao tiếp… trẻ sẽ dần hình thành thói quen và nề nếp sống. Khả quan hơn, những đứa trẻ này sẽ tự đặt ra giới hạn cho bản thân khi chúng trưởng thành.

Nhất quán trong xử phạt
Nếu trẻ làm sai bố mẹ phải có biện pháp xử lý. Những quy tắc đặt ra và thực hiện một cách nhất quán có tác dụng răn đe và uốn nắn tính cách của trẻ. Khi bố mẹ xây dựng cho mình kỹ năng và đảm bảo thực hiện, con trẻ sẽ sớm biết việc chúng sắp sửa gây ra phải nhận hậu quả lớn và không được “tha thứ”. Từ đó, chúng sẽ phải suy nghĩ cẩn thận khi ra quyết định trước những việc quan trọng.

Quản lý stress hiệu quả
Bố mẹ nên học cách quản lý cơn nóng giận và những căng thẳng của mình khi đối mặt với những hành vi khó chịu của con.

Con trẻ ngỗ nghịch là điều không thể tránh khỏi, vì chúng đang tuổi ăn tuổi lớn. Việc bố mẹ nóng giận và xử phạt con tùy tiện thường khiến trẻ tổn thương và cảm thấy không phục. Chúng sẽ có nguy cơ quấy phá nhiều hơn và điều này góp phần gia tăng căng thẳng cho bố mẹ.

Vậy nên, biết cách quản lý cảm xúc sẽ giúp mối quan hệ của bố mẹ và con cái tốt đẹp hơn.

Biết cách quản lý cảm xúc sẽ giúp mối quan hệ của bố mẹ và con cái tốt đẹp hơn

Chú ý tích cực tới trẻ
Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, bố mẹ cần chú ý nhiều hơn đến các biểu hiện và hành vi của con. Đây là cách nhanh nhất giúp bạn phát hiện ra những thay đổi về sức khỏe, tâm sinh lý… của trẻ để có hướng xử lý kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc.

Chú ý theo dõi hành vi của trẻ còn giúp bố mẹ nhận ra những thay đổi tích cực của con. Dù kỹ năng này có khó khăn với những phụ huynh bận rộn, nhưng nó hoàn toàn cần thiết và đáng để bạn làm vì những đứa con thân yêu của mình.

Có các mong đợi rõ ràng
Đôi khi trẻ muốn làm một điều gì đó để bố mẹ vui lòng, nhưng chúng lại không biết phải bắt đầu từ đâu và thực hiện như thế nào. Bố mẹ cần vạch ra những mong đợi và khéo léo thể hiện điều đó với con trẻ. Chúng sẽ dễ dàng nhận ra và đáp ứng những hi vọng ấy.

Những mong đợi của bố mẹ cần phù hợp với hoàn cảnh và lứa tuổi của con. Những điều đơn giản con có thể làm như dọn dẹp phòng ngủ, thay thảm trải sàn… là những mong đợi dễ dàng nhất trẻ nhỏ có thể thực hiện được.

Bí quyết để con xử lý khi đi lạc đường

Sử dụng điện thoại của bạn chụp hình bé hoặc nhớ rõ trang phục của bé trước khi dẫn bé đến đám đông. Bằng cách này, bạn dễ dàng diễn tả cho nhân viên bảo vệ nếu bị lạc mất trẻ.

Khi cha mẹ đưa con vào những nơi đông người như siêu thị hay khu vui chơi nếu không để ý sẽ rất dễ bị lạc trẻ. Dưới đây là một số cách dạy trẻ xử trí khi bị lạc.
Sự việc đã xảy ra mấy tháng trước nhưng chị Ngân (Nghĩa Tân, Hà Nội) vẫn nhớ như in từng chi tiết xảy ra hôm con bị lạc. Bà mẹ trẻ kể, con trai lúc nhỏ bị chậm nói, khả năng nhận thức cũng kém hơn trẻ bình thường nên chị ít khi đưa con đi đâu cùng. Sau một thời gian trị liệu, chị thấy con tiến bộ hẳn. Được bác sĩ khuyên nên cho cháu tham gia nhiều hoạt động, giao tiếp với mọi người, chị quyết định đưa con đi siêu thị cùng. Nhưng ngay lần đầu tiên cho con đi mua sắm cùng, cháu đã lạc mẹ mấy tiếng.

Thấy con say mê xem ở hàng đồ chơi chị tới quầy thực phẩm gần đó chọn đồ, chỉ vài phút sau quay ra đã không thấy con đâu. Quá cuống, chị vội vàng chạy khắp siêu thị tìm con mà không nghĩ được điều gì khác. Chị đi tới từng quầy, rồi hỏi những người đi mua hàng xem có thấy cậu nhóc giống con không nhưng không kết quả. Sau hơn một tiếng đi khắp hai tầng siêu thị, chị mới nghĩ tới việc nhờ bảo vệ của siêu thị thông báo lên loa tìm con nhưng một tiếng sau cũng chưa thấy bé đâu.
Bạn đang muốn tìm hiểu về cách nuôi dạy con để giúp các bé hình thành nhân cách tốt ngay từ nhỏ, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, chế độ dinh dưỡng cho trẻ và phương pháp thai giáo cho bà bầu. Hãy đến với cách Nuôi Con của chúng tôi, để mang đến những điều tốt nhất cho con mình

Nướt mắt ngắn dài, người mẹ lấy điện thoại ra định gọi cho chồng để anh tới giúp thì thấy có nhiều cuộc gọi nhỡ từ một số lạ vào máy. Chị gọi lại ngay thì đầu dây bên kia trả lời: "Tôi là thu ngân của siêu thị. Có một cháu bé bị lạc đến nhờ tôi gọi giúp vào số của mẹ nhưng không thấy chị nghe máy. Cháu vẫn đứng ở quầy thanh toán số 3". Niềm vui vỡ òa, chị Ngân vội vàng chạy ra ôm con và thầm tự trách mình.

Hóa ra khi con đi can thiệp chậm nói đã được thầy dạy luôn cách xử trí khi bị lạc. Cháu thấy cô mặc đồng phục thì tìm tới nhờ gọi cho mẹ, còn mẹ lại chẳng để ý gì đến điện thoại của mình.

Để tránh những sự việc đáng tiếc khi trẻ bị lạc, cha mẹ nên dạy trẻ những cách sau
Dạy trẻ thuộc số điện thoại của cha, mẹ và điện thoại nhà. Khi dắt trẻ đi chơi, hãy bỏ vào túi áo trẻ mẩu giấy có số điện thoại và địa chỉ của cha mẹ và dặn trẻ, nếu lỡ có bị lạc hãy đưa số điện thoại này, nhờ các cô chú bảo vệ gọi điện giúp.

Dặn trẻ không được đi theo bất cứ ai, dù thân quen nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Việc hướng dẫn trẻ cách xử trí để không hoảng hốt, lo sợ khi bị lạc và cách tìm ra cha mẹ là rất cần thiết.

Chỉ cho trẻ phòng bảo vệ, quản lý của siêu thị, nhà sách, công viên và dặn trẻ nếu có lạc cha mẹ hãy đến những nơi này nhờ giúp đỡ, không được nhờ những người lạ dẫn đi tìm cha mẹ.

Sử dụng điện thoại của bạn chụp hình bé hoặc nhớ rõ trang phục của bé trước khi dẫn bé đến đám đông. Bằng cách này, bạn dễ dàng diễn tả cho nhân viên bảo vệ nếu bị lạc mất trẻ.

Không nên để trẻ mặc quần áo có bảng tên như đồng phục đi học đến chỗ công cộng. Những kẻ xấu có thể lợi dụng gọi tên trẻ như người thân quen và dắt trẻ theo cùng.

Khi đi chơi ngoài công viên, bạn nên mặc áo màu sáng, màu nổi để trẻ dễ dàng tìm ra bạn. Không nên mặc áo màu đen, nâu, vì những màu áo này dễ làm bạn bị chìm giữa đám đông.

Giữ bình tĩnh, không nên hoảng hốt nếu phát hiện trẻ không còn đi cùng bạn, cũng không nên vội vã đi tìm trẻ để tránh tình trạng khi trẻ quay lại không thấy bạn nữa. Trẻ có thể dễ dàng bị thu hút bởi những cảnh vật bên đường và quay lại ngắm nhìn, nên dễ bị tụt lại phía sau. Bạn hãy đứng yên tại chỗ một lúc và gọi to tên trẻ để trẻ tự tìm đến bạn, nếu 5-10 phút không thấy trẻ quay lại, hãy nhờ sự giúp đỡ của nhân viên an ninh.

Không nên đi vòng vòng tìm trẻ, hãy nhanh chóng nhờ hệ thống phát thanh của siêu thị, công viên thông báo tìm trẻ. Báo công an là giải pháp cuối cùng khi bạn không thể tìm thấy trẻ.

Một số phương pháp giúp trẻ nhanh biết nói hơn

Thường xuyên đọc sách và cho trẻ xem tranh. Khi đọc sách cho trẻ nghe, người lớn cần phải chú ý đọc to, rõ ràng và phát âm phải thật chuẩn xác.

Cha mẹ thường xuyên, tích cực nói chuyện với bé, hay chơi đùa với bé, bé sẽ mau chóng biết nói, nhưng nói chuyện thế nào để trẻ học theo nhanh chóng mà không bị ngọng thì không phải ai cũng biết.
Dưới đây là các phương pháp giúp trẻ mau biết nói mà các bậc phụ huynh nên tham khảo.

Các nghiên cứu cho thấy bố mẹ hay chuyện nuôi dạy con thông minh. Hãy thử những cách đơn giản dưới đây để nuôi dưỡng kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.

Sau nhiều tháng lắng nghe những tiếng ư, au của trẻ, sẽ là một khoảnh khắc hồi hộp khi con nói ra những từ đầu tiên – có thể là bố, mẹ hay bà…
Trong khi quá trình này là một phần tự nhiên của sự phát triển, trò chuyện với trẻ đúng cách từ khi bé sinh không chỉ giúp con học nói sớm mà còn cho phép bé làm chủ vốn từ vựng lớn hơn. Khả năng xử lý ngôn ngữ cũng như bất cứ kỹ năng nào khác của trẻ – càng được thực hành (bằng cách nghe từ và kết nối với nghĩa của từ) trẻ càng nói sớm và tốt. Anne Fernald, giám đốc Trung tâm nghiên cứu trẻ em tại Đại học Stanford ở Stanford, California (Mỹ) cho biết.
Bạn đang muốn tìm hiểu về cách nuôi dạy con để giúp các bé hình thành nhân cách tốt ngay từ nhỏ, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, chế độ dinh dưỡng cho trẻ và phương pháp thai giáo cho bà bầu. Hãy đến với cách Nuôi Con của chúng tôi, để mang đến những điều tốt nhất cho con mình

Thực tế, các chuyên gia tin rằng tăng cường trò chuyện với con là một trong những cách hiệu quả nhất để dành cho bé sự khởi đầu tốt đẹp trong cuộc sống. Nghiên cứu mang tính bước ngoặt của tiến sĩ Betty Hart và tiến sĩ Todd Risley công bố trong cuốn sách của họ cho thấy, những em bé trong các gia đình nói nhiều có chỉ số IQ cao hơn ở tuổi lên 3 và có kết quả kiểm tra tốt hơn đáng kể ở tuổi lên 9 so với những bé ở các gia đình ít nói.

Hãy dùng những mẹo dưới đây để trò chuyện với con:

Bắt đầu từ sớm
Trò chuyện với bé vừa chào đời có vẻ vô nghĩa, nhưng tai con bạn và phần não phản ứng với âm thanh đã được kích hoạt từ khi chưa sinh. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa Mỹ, càng nhiều từ bé sinh non nghe được khi ở trong phòng chăm sóc đặc biệt, bé càng phản ứng nhiều hơn với âm thanh của mình. Điều này cho thấy trò chuyện với bé sinh non có thể khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ. Cách này cũng có lợi với bất cứ trẻ nào. “Nói càng nhiều càng tốt cho bé. Bé hấp thụ nhiều hơn bạn nhận ra”, tác giả nghiên cứu tiến sĩ Melinda Caskey, giáo sư nhi khoa ở Đại học Brown (Mỹ) nói.

Để ý các tín hiệu
Khi bạn làm hàng loạt các việc như cho ăn, thay tã, dỗ con, rất dễ dàng để những câu chuyện nhỏ của bạn xoay quanh những thói quen của bé (chẳng hạn “Đã đến giờ đi ngủ rồi con yêu”…). Mặc dù điều này là hữu ích, những việc khác thậm chí còn giúp thúc đẩy nhiều hơn kỹ năng ngôn ngữ của bé. “Hãy để ý hướng nhìn của bé để xem cái gì làm bé hứng thú và đáp lại sự quan tâm của con”, tiến sĩ Kathryn Hirsh-Pasek, giám đốc phòng thực nghiệm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại Đại học Temple ở Ambler, Pennsylvania (Mỹ) đề nghị.

Nếu con nhìn chằm chằm vào một vật cố định phát sáng hay cố với trái dâu tây trên đĩa của mẹ, hãy dành cho con những thông tin về các vật này. Bạn có thể sử dụng những từ dễ hiểu để mô tả các vật đó, hay màu sắc, kích thước và hương vị của chúng. Bạn cũng có thể nói chuyện với con về những việc mình đang làm (chẳng hạn: Mẹ nhặt đồ chơi của con lên vì chúng bị rơi xuống rồi…) và đọc những bài thơ ngắn có vần điệu.

Cùng xem sách với con
Trong những tháng đầu đời, đọc sách cho con nghe không phải là để bé hiểu cốt truyện hay những trải nghiệm trong đó. Khi bạn cùng xem sách với con, nói về những bức tranh theo bất cứ cách nào bạn thích, không cần phải gắn với câu chuyện (ví dụ: Nhìn con gấu đáng yêu này…). “Chạm và cảm nhận về sách là điều tuyệt vời với bé 6 tháng tuổi trở xuống, khi các giác quan là một công cụ chính. Những quyển sách hình không có chữ sẽ là thứ bạn có thể thả sức sáng tạo nên câu chuyện của chính mình”, tiến sĩ Amada J.Moreno, chuyên gia nghiên cứu về học tập của trẻ tại Đại học Denver chia sẻ.

Dù bạn chọn một cuốn sách nước ngoài hay một cuốn truyện yêu thích, đọc cho bé có thể truyền cảm hứng cho việc sử dụng vốn từ phong phú hơn và cung cấp các chủ đề thú vị mà bạn không thể tự nghĩ ra.

Tạo ra các cuộc hội thoại
Bé sẽ nhanh chóng tạo ra những “bài nói” một chiều, vì thế hãy dành cho con cơ hội để trả lời ngay từ khi bé chưa biết nói. Chẳng hạn, hỏi con “Con có thấy con chó kia không?”, khi bé đáp lại bằng những tiếng “gư gư…”, hãy nói “Đúng rồi, nó đang ăn bữa tối đấy”.). Tương tự như vậy, hãy trả lời con khi bé bập bẹ về thứ gì đó quan tâm. “Điều này sẽ dạy bé cách hội thoại và để con biết bạn rất quan tâm đến những gì bé nói”, tiến sĩ Hirsh-Pasek nói. Cách bạn trả lời con không cần phụ thuộc vào tuổi của bé. Bạn có thể bình luận về điều bé đang nhìn tới, nói thứ gì đó chung chung (chẳng hạn như “Nhìn cái miệng cười tươi này”), hay thậm chí nói điều gì đó không cần theo chủ đề (như Làm sao chúng mình có đâu để ăn đây).

Tắt Ti vi
Bạn có thể cho rằng bé hưởng lợi từ tất cả các dạng lời nói, nhưng dán mắt lên màn hình TV và nghe các bài hát, hội thoại phát ra từ nó thì thực sự có hại. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington, ở Seattle (Mỹ) phát hiện những trẻ 8-16 tháng biết ít hơn 6-8 từ vựng mỗi giờ trong một ngày nếu chúng xem các DVD dành cho trẻ nhỏ. Vì sao vậy? Sự tuần tự tới lui và tương tác xã hội là cần thiết để phát triển ngôn ngữ. Một nhân vật trong TV không phản ứng với bé, nhưng khi bạn mỉm cười và đáp lại con, bé biết bé đã làm điều đúng và được khuyến khích làm tiếp. “Có nhiều số liệu cho thấy càng đàm thoại với bé nhiều, sự phát triển ngôn ngữ của con càng tiến xa hơn”, tiến sĩ Dr. Hirsh-Pasek nói.

Bí quyết giúp bé nhanh biết nói
Bé nhanh mồm nhanh miệng bao giờ cũng năng động, tươi vui và ưa tìm tòi hơn những bé chậm biết nói. Và khi biết nói, bé thường vui vẻ với mọi người bởi đơn giản: điều bé muốn luôn được người lớn hiểu.

Nói chuyện liên tục với con
Dù lúc này bé mới bập bẹ thậm chí chưa nói được từ gì ngoài mấy tiếng “hú đơn sơ” thì cha mẹ vẫn nên nói chuyện liên tục cùng con. Khi còn nhỏ, việc bé tăng vốn từ vựng và dần biết nói sẽ thông qua 1 cách duy nhất là lắng nghe mọi người nói chuyện với nhau.

Chị Hà My (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) chia sẻ: “Ngay hàng xóm nhà mình có con bé con 9 tháng tuổi đã bi bô, bập bẹ, được mẹ bé mách cách giúp bé nhanh nói, ngày nào mình cũng nói chuyện với con. Giao tiếp với con đôi khi giống như là độc thoại bởi lúc này bé chưa nói được, vốn từ còn quá ít, phản ứng với các câu hỏi của mình thường bị chậm, nhưng mình tin chỉ cần nói chuyện nhiều, con sẽ nhanh biết nói!”.

Nhiều chị em cũng đồng tình với cách này: họ nói chuyện, hỏi han con liên tục. Ví dụ: “Con gấu ở gần tivi có xinh không con? Con có yêu mẹ không? Con hát mẹ nghe nói…”

Kể truyện cho con nghe trước khi đi ngủ
Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu đọc truyện cho trẻ. Ngoài việc giúp con đi vào giấc ngủ được ngon hơn, sâu hơn thì việc đọc truyện sẽ khiến bé được tiếp nhận nhiều từ vựng “hay ho” từ những cuốn truyện cổ tích.

Bé có khả năng lĩnh hội ngôn ngữ và phát triển nhận thức tốt hơn hẳn những trẻ khác là bởi bố mẹ chúng thường xuyên đọc truyện cho nghe từ khi còn rất nhỏ.

Việc cha mẹ đọc truyện cho nghe khi chưa đến tuổi đi học cực kỳ có lợi, điều này sẽ giúp phát triển tốt kỹ năng ngôn ngữ cho bé.

Cho bé nghe nhạc
Trẻ em rất thích nghe nhạc, nhất là những bản nhạc vui vẻ, rộn ràng, bé thường chuyển động nhún nhẩy cùng âm nhạc. Khi ấy bé sẽ có khung hướng chú ý đến nhịp điệu tiết tấu của giai điệu đó. Và điều này rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ của bé.

Gợi ý bé tham gia trò chơi
Bạn hãy lôi tất cả số đồ chơi và rủ rê bé chơi cùng. Bạn có thể “nhờ” vài bé hàng xóm tới chơi với con. Việc tham gia chơi nhóm sẽ giúp bé tự tin hơn, năng “mày mò” cách chơi với mọi người sao cho hợp lý hơn. Đây là một bí quyết nhiều chị em lựa chọn để phát triển ngôn ngữ cho con.

Không chê bai bé
Dù bé biết nói chậm, bạn nên kiên nhẫn, tích cực nói chuyện với con, không nên “dài mồm” chê bai trước mặt bé: “Ôi, Misu lúc nào cũng câm như hến ấy nhỉ!”, “Con nói gì đi chứ, từng này tháng tuổi rồi mà vẫn câm như thóc thế à?”

Xem tivi đúng cách
Chị Tú Ngọc (Phương Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Việc cho con xem tivi vô tội vạ là cách ngăn bé biết nói sớm. Việc giao tiếp một chiều với cái tivi khiến bé ngại nói vì thế khi bé Bi dưới 2 tuổi, mình chẳng cho con xem tivi. Chỉ khi bé trên 2 tuổi mình mới cho con xem ca nhạc, phim hoạt hình nhưng xem có giới hạn giờ giấc”.

Tuy nhiên, nhiều chị em khác lại cho rằng, dù cho bé xem tivi sớm nhưng không “lạm dụng”, xem có chừng mực, bên cạnh đó vừa xem, mẹ vừa ngồi cạnh “kể lể” với bé những gì vừa diễn ra trên tivi cũng là một cách hay để bé nhanh biết nói.

Năng đưa bé tới những khu vui chơi công cộng
Những chuyến đi ngắn tới vườn bách thú, bách thảo, bảo tàng, khu công viên dành cho trẻ con… sẽ mở ra chân trời kiến thức mới cho con. Hơn nữa, ngoài việc khiến bé đỡ nhát, những hoạt động bổ ích này cũng giúp con nhận biết chính xác tên các loại động, thực vật và tích lũy vốn từ sinh động cho cuộc sống sau này.

Chỉ và gợi ý cho bé
Có thể là những đồ vật trong nhà, hoặc có thể bạn khuôn về một vài thứ đồ vật nho nhỏ từ đâu đó. Bạn đọc tên đồ vật cho bé nghe vài lần. Sau đó, bạn hỏi lại: “Cái đó là cái nào?” và hướng dẫn bé mang tới cho bạn. Lúc này trí nhớ của bé phải vận động để nhớ lời mẹ dặn. Đây là cách hay để bạn giúp con nhớ và học từ mới.

Hát cho bé nghe
Bạn có thể hát cho bé nghe những bài hát thiếu nhi, vè, thậm chí là đọc ca dao, tục ngữ, thơ… Bạn hãy yên tâm rằng, điều này sẽ khiến bé rất thích thú. Mỗi bài hát, bài thơ bạn nên “tua đi tua lại” vài lần trong vài hôm. Quá trình lặp đi lặp lại các từ trong bài hát sẽ là bước đầu tiên để bé ghi nhớ những lời mà bé yêu thích, từ đó, con sẽ rất nhanh hát theo.

Bí quyết dạy con biết nói từ tháng thứ… 7
Đến thăm nhà vợ chồng Thùy Dương – Ngọc Ánh, ai cũng phải ngạc nhiên bởi khả năng nói sõi của bé Soju.
Tuy mới bước sang tháng thứ 22, bé Soju đã có thể hát được rất nhiều bài hát, bài đồng dao, vè, thơ. Nhà anh chị luôn đầy ắp tiếng cười bởi những câu nói lúc hồn nhiên lúc lại như bà cụ non của bé Soju.

Hạnh phúc khi con gọi: “Mệ”

Chào Thùy Dương, được biết bé nhà bạn đã bập bẹ gọi ba mẹ từ tháng thứ 5?

Đúng vậy, trộm vía bé nhà mình biết gọi bố gọi mẹ sớm lắm. Bé gọi “mệ ơi” chứ lúc đó chưa gọi mẹ được đâu (cười).

Mình không biết diễn tả cảm giác đó thế nào nữa. Lúc ấy, mình thấy lâng lâng khó tả, hạnh phúc vô bờ bến. Ngày đầu tiên con cất tiếng gọi “mệ ơi” cái miệng xinh xinh thật đáng yêu. Cho đến bây giờ dù con đã nói được bô lô ba la biết bao cái rồi nhưng mình vẫn thấy tiếng gọi “mệ ơi” lúc đó đáng yêu nhất.

Dù vợ chồng mình có mệt mỏi tới đâu nhưng cứ khi về đến nhà, nghe thấy giọng của Soju thì mọi ưu phiền đều tan biến.

Thế rồi ngày đó đã đến khi bé được gần 7 tháng, chồng mình vô cùng xúc động và thấy thực sự hạnh phúc, tự hào khi nghe bé gọi: “Bố Ánh ơi”.
Cái cảm giác lần đầu tiên bé gọi “Bố Ánh ơi!” nghe sao mà tình cảm, đáng yêu thế, tự hào và hạnh phúc đến thế. Mình cũng không biết phải diễn tả thế nào.

Chồng mình bảo: “Có lẽ cũng không có từ ngữ nào có thể đủ để diễn tả hết được cảm xúc dâng trào, lâng lâng khi con cất tiếng gọi: “Bố Ánh ơi!”. Lạ lắm…! Mà chắc chỉ có những người làm cha, làm mẹ khi nghe con gọi mới hiểu được thôi”.

Bây giờ mỗi sáng đi làm con đều chạy ra đòi theo và cất tiếng chào: “Bye bye bố Ánh”. Ngày hôm đó, chồng mình còn tâm sự rằng: “Thấy công việc của mình đều may mắn và thuận lợi đến lạ kỳ”.

Khi sinh bé, vợ chồng mình rất mong nghe được những tiếng gọi mẹ, gọi bố đầu tiên và từ đó mình luôn cố gắng hướng dẫn để bé mau nói. Thêm vào đó, bố mình bảo rằng, hồi còn nhỏ mình biết nói rất sớm nên có lẽ bé cũng “bắt chước” mẹ (cười).

“Phụ đề” để con biết nói sớm hơn

Vậy Dương đã có bí quyết gì?

Theo mình, bé đã có thể cảm nhận được những cử chỉ yêu thương và những lời trìu mến của mẹ ngay từ khi còn trong bào thai. Vì thế, ngay từ khi bé đang nằm ngoan ngoãn trong bụng mẹ, vợ chồng mình đã năng trò chuyện với bé. Sau khi Soju chào đời, mình cũng không quên nhiệm vụ đó.

Ngay từ khi bé biết “ê a” lần đầu, mình rất hay bắt chuyện với con bằng niềm thích thú. Mình luôn trao đổi lại những âm thanh ngọt ngào mà bé vừa tạo ra. Bên cạnh đó, mình cũng hỏi lại và bé cũng rất “mau miệng” đáp lời mẹ. Bất cứ hành động nào của con, mình cũng đều “phụ đề” lại hết.
Ví dụ, khi tắm cho bé, mình vừa xoa sữa tắm lên người con vừa nói: “Kỳ cọ cái chân này, rửa tay này, nách thúi đâu?”.

Rồi những lúc cho ăn mình cũng hay trêu bé như: “Miệng xinh nào, ‘ầm’ một miếng nhé”.

Khi còn bé xíu, bé hay thể hiện ý muốn của mình qua vài từ ê a và mình luôn khuyến khích bé nói. Ví dụ, bé chỉ tay về hướng quả bóng, mình đáp lại con rằng: “À, Soju muốn bóng đúng không, ạ mẹ đi, mẹ cho bóng nào”.

Từ việc kể cho bé nghe chuyện mẹ đang thay tã đến việc để bé biết những bước chân vội vã của mẹ là vì đang chuẩn bị bữa ăn cho bé… Mình luôn “công khai” những hành động của mình với bé như thế, điều này tuy nhỏ nhưng tạo ra hiệu quả lớn, giúp bé hiểu được những gì mẹ nói ra và những gì mẹ đang làm.

Bố mẹ và Soju ngầm hiểu với nhau rằng giao tiếp là cho đi và nhận lại… Bé nhà mình được cái rất hay để ý, ban đầu mình hát cho con nghe những bài đơn giản, bé để ý miệng mẹ và cũng bập bẹ phát âm theo.

Ví dụ bài hát Cháu đi mẫu giáo, mình hát 1 câu: Cháu lên 3, thì con hát tiếp cháu đi mẫu giáo nhé, mẹ hát Cô yêu cháu vì… con lại hát tiếp: cháu không khóc nhè nhé. Thế là, bài gì cũng vậy, hai mẹ con mình đều song ca.

Mình rất hay hát cho con nghe lặp đi lặp lại 1 bài hát trong vài ngày. Với mình, điều này sẽ khiến bé quen tai với bài hát đó hơn. Soju nhà mình quan tâm đến sách sớm hơn vợ chồng mình tưởng. Mình mua rất nhiều truyện cổ tích dạng tranh về kể cho con nghe mỗi tối.

Thế nên chỉ sau vài tháng, bé nhà mình đã tự kể lại cho cả nhà nghe rồi. Rồi có lần bố bị ngắc ngứ khi đang hát dở bài nu na nu nống, thế là Soju ra “cứu trợ” bố luôn.

Mình nghĩ mỗi ngày dành thời gian kể chuyện cho bé, bé sẽ dần dần xây dựng được một “ngân hàng” từ vựng, mỗi ngày một ít, mỗi ngày một ít.
Nhiều người nói cho con xem tivi nhiều là chậm nói. Dương nghĩ sao về vấn đề này?

Mình không khuyến khích Soju xem và dường như bé cũng không thích xem tivi. Mình nghĩ, để bé nói sớm thì cần phải có người thân giao tiếp chứ truyền hình không thể thay thế được.

Bởi khi bé xem truyền hình nhiều thì sẽ chỉ có thông tin một chiều. Có thể trẻ vẫn nghe hiểu tốt nhưng không có phản xạ ngược lại và lâu dần sẽ làm chậm nói. Mình nghĩ đó ý kiến đó không phải là không có cơ sở.

Khi bé phát âm chưa chuẩn, mẹ Dương làm gì?

Hồi trước, bé Soju thi thoảng phát âm chưa chuẩn như “con chó” thành “con tó”. Những lúc ý, mình thấy buồn cười ghê lắm. Trước tiên mình chỉ cho bé cách phát âm đúng: nhìn miệng của mẹ khi phát âm.

Rồi kết hợp với chỉnh và nhắc là biện pháp thưởng, phạt. Khi bé chỉnh thành công, mình sẽ khen ngợi, âu yếm, phạt là mình sẽ giả vờ không nghe thấy bé nói gì và khuyến khích bé nhắc lại.

Cảm ơn Thùy Dương đã chia sẻ với các mẹ một bí quyết hay. Chúc bé Soju hay ăn chóng lớn!

Mẹo nhỏ giúp con nhanh biết nói
Ở giai đoạn từ 1 – 2 tuổi, trẻ bắt đầu biết học nói. Việc kích thích khả năng ngôn ngữ của con là rất quan trọng để giúp con nhanh biết nói.
Bé Nấm nhà chị Hạnh năm nay được 1 tuổi rưỡi. Hàng ngày ở nhà, Nấm rất thích nghe các bài hát của ca sĩ Xuân Mai và bi bô ú ớ theo giai điệu của bài hát. Mẹ Nấm phát hiện ra rằng việc cho Nấm nghe nhạc và thường xuyên giao tiếp có thể giúp Nấm nhanh biết nói.

Những biểu hiện ngôn ngữ trẻ có thể làm được khi 1 tuổi
Trẻ có thể nói được từ 3 – 4 âm đơn, khả năng phát âm còn ngọng và không được rõ ràng.
Có thể nghe và hiểu được các yêu cầu đơn giản của người lớn, như chỉ vào tai, mắt hoặc mũi.

Những biểu hiện ngôn ngữ trẻ có thể làm được khi 2 tuổi
Trẻ có thể nói được hơn 50 từ.
Biết sử dụng đại từ nhân xưng chỉ bản thân và người đối diện.
Có thể nói rõ ràng các từ có hai âm tiết.
Có thể hiểu được lời nói của người lớn.
Những mẹo nhỏ giúp trẻ nhanh biết nói
Cho dù trẻ phát âm có rõ ràng hay không, người lớn cũng nên khích lệ và cổ vũ để trẻ bạo dạn hơn.
Người lớn có thể dạy trẻ nhanh biết nói bằng cách đưa ra một vật và nói về màu sắc, hình dáng cũng như kích cỡ của đồ vật. Nhắc đi nhắc lại nhiều lần và yêu cầu trẻ nói lại chính xác những gì được nghe.
Khuyến khích trẻ gọi tên những người thường ngày hay ở bên trẻ.

Thường xuyên đọc sách và cho trẻ xem tranh. Khi đọc sách cho trẻ nghe, người lớn cần phải chú ý đọc to, rõ ràng và phát âm phải thật chuẩn xác.
Động viên, khích lệ trẻ sử dụng ngôn ngữ để biểu thị mong muốn và yêu cầu của mình.
Dạy con cách nói: “Cảm ơn, xin chào, tạm biệt…” một cách thường xuyên trong những tình huống cụ thể.
Yêu cầu trẻ trả lời khi được hỏi.
Khuyến khích trẻ hát. Dù trẻ hát những bài hát có ca từ chưa được rõ ràng thì người lớn vẫn nên động viên và cổ vũ trẻ.
Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp với bạn bè cùng lứa càng nhiều càng tốt.

Lưu ý: Nếu phát hiện thấy con có những biểu hiện bất thường về tai và thính giác, cha mẹ nên đưa con đi khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là một số cách giúp trẻ mau biết nói mà không bị nói ngọng mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo để giúp con mình mau biết nói hơn đấy.

Những điều cần biết về " trí thông minh đa dạng" ở trẻ

Trí thông minh đa dạng thể hiện trong hầu hết những việc một người làm. Khi vẽ, bé không chỉ đang huy động trí thông minh về không gian mà còn có thể huy động trí thông minh vận động 

Chúng ta luôn tự hỏi: mình có thông minh không? Và trí thông minh là gì? Hay tại sao bạn mình thông minh thế mà mình lại chẳng thông minh gì cả. Những điều mà Howard Gardner tìm thấy có thể khiến bạn ngạc nhiên bởi trí thông minh có biểu hiện theo nhiều cách thức khác nhau - trí thông minh đa dạng.
Có 8 loại hình thông minh cơ bản

Trong nhiều năm qua, người ta vẫn sử dụng các bài kiểm tra IQ để đo chỉ số thông minh. Bài kiểm tra này tốt trong nhiều trường hợp nhưng chưa phải là hoàn hảo khi đánh giá khả năng của một con người. Những nghiên cứu áp dụng với người lớn và trẻ em và học thuyết về Trí Thông minh Đa dạng của Howard Gardner đã giúp chúng ta khám phá ra nhiều điều thú vị về bản thân và những người xung quanh.
Bạn đang muốn tìm hiểu về cách nuôi dạy con để giúp các bé hình thành nhân cách tốt ngay từ nhỏ, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, chế độ dinh dưỡng cho trẻ và phương pháp thai giáo cho bà bầu. Hãy đến với cách Nuôi Con của chúng tôi, để mang đến những điều tốt nhất cho con mình

Học thuyết cho rằng có 8 loại hình thông minh - 8 cách để trở nên tài giỏi (có thể có nhiều loại trí thông minh khác nữa, và cần có thêm thời gian để chúng ta khám phá tiếp):
1. Thông minh Ngôn ngữ
2. Thông minh Âm nhạc
3. Thông minh Giao tiếp/Tương tác
4. Thông minh Logic/Toán học
5. Thông minh Không gian
6. Thông minh Vận động cơ thể
7. Thông minh Nội tâm
8. Thông minh về Tự nhiên.

Những nghiên cứu của Howard Gardner giúp chúng ta khám phá bản thân mình và những người xung quanh là ai, ta và họ có những trí thông minh nào nổi trội, chúng ta cũng hiểu rằng mỗi người đều có điểm mạnh và cách học tập, làm việc riêng. Từ những hiểu biết này chúng ta sẽ thấy tin tưởng hơn ở bản thân mình, học hỏi được nhiều điều ở những người xung quanh, tôn trọng và hòa hợp với mọi người tốt hơn.

Trẻ bẩm sinh đã có 8 loại trí thông minh

Tin tốt lành với mỗi người chúng ta là: Trẻ có sẵn cả tám loại hình thông minh. Thật vậy, bé không chỉ có một mà có tất cả tám với mức độ khác nhau. Không ai có thể giỏi cả tám loại hình thông minh này nhưng thực sự là trong mỗi lĩnh vực ta đều có ít nhiều khả năng. Khi hiểu về học thuyết này bạn đã thông minh hơn gấp tám lần trước khi bạn biết đến nó.

Bạn có biết: Tám trí thông minh khác nhau nhưng chúng có giá trị như nhau, không có cái nào quan trọng hơn cả. Một người đang sở hữu trí thông minh ở mức độ nào đi chăng nữa thì người đó cũng có thể khám phá, bồi dưỡng và phát triển nó. Bạn biết mình giỏi ở lĩnh vực nào nhưng không có nghĩa là bạn chỉ cần giới hạn giỏi ở lĩnh vực đó.

Con của bạn có trí thông minh âm nhạc tuyệt vời nhưng bạn đừng bỏ qua việc giỏi cả về ngôn ngữ, bởi vì khi bé tiến bộ về Thông minh Ngôn ngữ bé lại có nhiều cơ hội phát triển hơn.Tất cả các trí thông minh đều giúp con bạn trong cuộc sống vì vậy bạn đừng bỏ qua trí thông minh nào, hãy phát huy những điểm mạnh của con, hiểu được điểm yếu của bé để tìm ra con đường tốt nhất cho con.

Mỗi trí thông minh có nhiều cách biểu hiện. Ví dụ: nếu bé có trí thông minh âm nhạc tốt, bạn có thể phát hiện ra bé hát rất hay, nhưng bé lại không phải là nhà soạn nhạc. Bạn hãy cố gắng phát huy những điểm mạnh của bé và khắc phục những điểm yếu để có thể thành công hơn.

Trí thông minh đa dạng thể hiện trong hầu hết những việc một người làm. Khi vẽ, bé không chỉ đang huy động trí thông minh về không gian mà còn có thể huy động trí thông minh vận động cơ thể để điều khiển cây cọ, trí thông minh thiên nhiên giúp bé quan sát, thông minh nội tâm để nắm bắt ý tưởng. Hầu hết các hoạt động của chúng ta đều dựa vào nhiều trí thông minh.

Tám trí thông minh được tìm thấy trong mọi nền văn hóa, ở các quốc gia và các dân tộc khác nhau, cũng như ở mọi lứa tuổi. Vì vậy bạn có thể tự tin rằng con mình đang sở hữu một kho báu và bé có thể sử dụng kho báu đó thế nào cho có lợi nhất. Mỗi người đều sử dụng tám trí thông minh hàng ngày nhưng cách thể hiện lại có thể khác nhau rất nhiều. Khi sử dụng tất cả các trí thông minh theo cách riêng của mình mỗi chúng ta sẽ góp vào thế giới một giai điệu riêng biệt và tuyệt vời.

6 bí quyết giúp tăng trí thông minh của trẻ cha mẹ cần biết

Đọc nhiều có thể tăng trí thông minh vượt trội cho trẻ. Không chỉ vậy, nó còn như một loại enzyme kích thích trẻ háu ăn kiến thức hơn. Nhờ đọc nhiều mà não bộ nhanh nhạy trong xử lý 

Việc để con gặp rủi ro và thất bại sẽ dạy chúng những kỹ năng cuộc sống.
Cách cha mẹ nuôi dạy con có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và trí thông minh của một đứa trẻ. Theo bác sĩ tâm thần học nổi tiếng người Mỹ, Joe Brewster thì chìa khóa cho các bậc cha mẹ là tập trung vào quá trình chứ không phải là tài năng mà đứa trẻ đã có. Và theo chuyên gia này có 6 cách cha mẹ nên làm để tăng cường trí thông minh cho con:

1. Cách bạn đáp lại trẻ
Cách bạn phản ứng với con thông qua các tình huống khác nhau là căn cứ để trẻ xác định giới hạn chúng được làm. Ví dụ, đứng trước một sự việc mà bạn thờ ơ hay hạn chế con mình, điều này sẽ khiến trẻ nản, không dám thử nghiệm cái mới. Cái trẻ học được từ hành động của bạn là tính thận trọng và từ đó khiến hạn chế khả năng của chúng.
Bạn đang muốn tìm hiểu về cách nuôi dạy con để giúp các bé hình thành nhân cách tốt ngay từ nhỏ, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, chế độ dinh dưỡng cho trẻ và phương pháp thai giáo cho bà bầu. Hãy đến với cách Nuôi Con của chúng tôi, để mang đến những điều tốt nhất cho con mình

Thay vào đó hãy khuyến khích con bằng cách hỏi những câu hỏi mở, cho con một không gian có thể thoải mái suy nghĩ và nhận thức về thế giới xung quanh.

2. Tăng trí thông minh bằng cách giảm quy tắc
Hãy nghĩ về các quy tắc bạn áp đặt trẻ và xem nó có thực sự cần thiết. Nghiên cứu cho thấy các gia đình đặt nhiều quy tắc lên con sẽ ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của trẻ. Một đứa bị buộc phải làm theo 6 quy tắc trở lên thì có điểm số trung bình ở trường học.

Nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học đã phát hiện các kiến ​​trúc sư sáng tạo nhất ở Mỹ được cha mẹ khuyến khích phát triển các quy tắc đạo đức riêng mà không bị hạn chế bởi luật lệ trong gia đình. Ngay từ nhỏ họ có thể hình thành cảm quan đúng, sai về một sự việc từ các nguồn khác nhau, không chỉ có cha mẹ mình. Điều này sẽ giúp trẻ mở mang khả năng sáng tạo và thông minh hơn.

Tất nhiên vẫn nên có những quy tắc quan trọng với một đứa trẻ nhưng cần hạn chế số lượng để chúng được tự do phát triển trí tuệ hơn.

3. Cho phép trẻ được buồn chán
Nhiều người nghĩ buồn chán là tiêu cực. Thực ra không hẳn lúc nào cảm giác này cũng xấu, bởi nó đã được chứng minh là sẽ kích thích trẻ suy nghĩ thực sự. Đừng lúc nào cũng bắt con phải tràn đầy nhiệt huyết, không được thể hiện cảm xúc yếu đuối, chán nản của mình. Chán nản, tự bản thân nó, là một cách để não được mở mang và trở nên sáng tạo hơn.

4. Hãy để cho trẻ nhìn thấy sự thông minh của bạn
Trẻ con sẽ nhìn vào mọi thứ xung quanh, đặc biệt là những hành động của bạn. Học từ hành vi của người lớn là một phần quan trọng để hình thành nên thói quen và tạo cảm quan của trẻ về thế giới xung quanh. Nếu con bạn thường xuyên thấy bố mẹ làm các việc sáng tạo như đọc, viết, làm các thứ nghệ thuật... chúng sẽ bắt chước và sẽ thông minh hơn nhờ quá trình này.

Một điều quan trọng nữa là bạn cần nói với con về những thành tựu đạt được nhờ sự chăm chỉ. Nếu chỉ tập trung vào các thành tựu liên quan đến trí thông minh thì bạn đã tạo ra ở trẻ một tư duy gò bó và tư duy này có thể dẫn đến một đứa trẻ mong manh và bảo thủ. Thay vào đó, khi bạn nói, hãy khen ngợi sự chăm chỉ và nhấn mạnh nó hơn là kết quả cuối cùng.

5. Khuyến khích con trải nghiệm rủi ro và thất bại
Xu hướng tự nhiên của các bậc cha mẹ là bảo vệ con mình khỏi những rắc rối, nhưng việc để con gặp rủi ro và thất bại sẽ dạy chúng những kỹ năng cuộc sống. Nếu không trải qua thất bại, một đứa trẻ sẽ có tự trọng thấp, dễ nản lòng. Cảm giác sợ hãi khi làm việc gì đó cũng ngăn một đứa trẻ đột phá ra những hành động tuyệt vời.

Bạn cũng phải dạy đứa trẻ biết thất bại không có gì là xấu. Thất bại mang đến những kỹ năng mà từ đó trẻ đưa ra được quyết định thông minh và học hỏi nhiều điều từ những thăng trầm cuộc sống. Xét cho cùng, trẻ em cần hiểu rằng việc bao bọc chỉ khiến chúng bị còi cọc khả năng thích ứng và cảm nhận về môi trường xung quanh.

6. Đọc nhiều và biến âm nhạc thành một phần cuộc đời trẻ
Đọc nhiều có thể tăng trí thông minh vượt trội cho trẻ. Không chỉ vậy, nó còn như một loại enzyme kích thích trẻ háu ăn kiến thức hơn. Nhờ đọc nhiều mà não bộ nhanh nhạy trong xử lý các tình huống, có trí tưởng tượng phong phú và đứa trẻ sẽ được hưởng lợi tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Kiến thức sẽ mở mang nhanh hơn nữa khi trẻ được tiếp xúc với các chủ đề khác nhau và một lần nữa nó tạo ra sự kết nối với thế giới xung quanh nhờ các kiến thức đó.

Âm nhạc có thể tạo ra những tác dụng tuyệt vời cho bộ não trẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra một đứa trẻ được nghe nhạc không chỉ tăng khả năng chú ý, tham vọng, kỹ năng học hành và ghi nhớ, mà còn giảm căng thẳng. Khi nghe một bản nhạc, thùy não trước và thùy thái dương sẽ bị tác động. Có nhiều tế bào thần kinh tham gia vào quá trình này, đảm nhận những chức năng khác nhau (như cảm thụ giai điệu, tần suất...). Sau đó, những phần não bộ liên quan tới trí nhớ, tưởng tượng và ngôn ngữ cũng sẽ bị tác động. Vì vậy, nên mang âm nhạc đến cuộc đời con càng sớm, càng tốt, như một trang bị không thể thiếu.